Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế: Thời Khoảng 11-13/3/2024

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa, 

Trong thời khoảng 3 ngày vừa qua, có lẽ sôi nổi nhất là các bản tin liên quan đến lá "cờ trắng":

Kremlin, NATO bất đồng về việc Giáo Hoàng khuyên Ukraine giơ 'cờ trắng' và đàm phán

Hoài nghi về khả năng Ukraine 'giương cờ trắng' để đàm phán với Nga

Ukraine đáp trả: Cờ chúng tôi màu vàng và xanh, không phải 'cờ trắng'

Ukraine tuyên bố 'không bao giờ giương cờ trắng'

Nhiều nước phản đối Giáo hoàng kêu gọi Ukraine 'giương cờ trắng'

Các quan chức châu Âu nói về việc Giáo hoàng kêu gọi Ukraine 'giương cờ trắng'

Nga lên tiếng sau khi Giáo hoàng kêu gọi Ukraine giương cờ trắng đàm phán

Chiến tranh Ukraina: Đức chỉ trích Vatican kêu gọi Kiev ‘‘giương cờ trắng’’

Các giám mục Đức kêu gọi Vatican làm rõ phát ngôn 'cờ trắng' của Giáo hoàng

Nếu chỉ theo dõi những bản tin trên, độc giả, nếu khách quan có thể sẽ tìm hiểu kỹ hơn,

mà nếu vốn đã có ác cảm với Giáo Hội Công giáo nói chung và vị Giáo Hoàng đương kim nói riêng

thì chắc chắn sẽ chắng những tin ngay, và liền tiếp tay lên tiếng khủng bố tấn công ngài, như thực tế cho thấy.

Tuy nhiên, ở đây là các chính trị gia trí thức có thế giá và tầm vóc ở Âu Châu nói chung và ở Ukraine nói riêng,

nếu họ đã đọc kỹ lưỡng lời vị Giáo Hoàng nói thì với tính cách khách quan họ không thể nào có những lời lẽ chê trách và mỉa mai ngài.

Chúng ta cứ đọc kỹ lại những lời ngài nói ở các đường links kết nối tin tức về chuyện này sẽ rõ - xin được trích nguyên văn ngay dưới đây:

Về cuộc chiến ở Ucraina, phóng viên của đài RSI của Thụy Sĩ đã hỏi Đức Thánh Cha về việc có người kêu gọi đầu hàng, tức là giương cờ trắng

nhưng cũng có ý kiến cho rằng việc giương cờ trắng sẽ hợp pháp hoá kẻ mạnh hơnĐức Thánh Cha trả lời

“Đó là một cách giải thích. 

Nhưng tôi tin rằng người mạnh hơn là người nhìn thấy tình hình, biết nghĩ đến dân chúng, có can đảm giương cờ trắng và đàm phán... 

Đàm phán là một cụm từ can đảm. 

Khi thấy mình thất bại, mọi chuyện không được suôn sẻ, bạn cần phải can đảm để đàm phán. 

Bạn xấu hổ, nhưng nó sẽ kết thúc với bao nhiêu cái chết? 

Hãy đàm phán kịp thời, tìm nước nào đó đứng ra làm trung gian. 

Ngày nay, chẳng hạn như trong cuộc chiến ở Ucraina, có rất nhiều người muốn làm trung gian hòa giải. 

Thổ Nhĩ Kỳ đã tự đề nghị cho việc này. Và còn nhiều quốc gia khác nữa.

Đừng xấu hổ khi đàm phán trước khi mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn”. 


Hồng y Vatican kêu gọi 'phe tấn công' ngừng bắn ở Ukraine

Hồng y Quốc vụ khanh Vatican: Chỉ có đàm phán nếu Nga ngừng gây hấn trước

Vatican giải thích lời Giáo hoàng đề cập 'Ukraine nên giương cờ trắng'

Tòa Thánh: ĐTC Phanxicô yêu cầu Ucraina lòng can đảm để đàm phán

Ở đây, căn cứ vào lời của ĐTC trả lời cho cuộc phỏng vấn được phát hình hôm mùng 9/3/2024 vừa qua, chúng ta thấy:

1- ĐTC Phanxicô, với vai trò lãnh đạo tôn giáo liên quan đến luân lý hơn là chính trị, phấn khích chung những bên tham chiến, 

    chẳng hạn như Ukraine hiện nay, thực hiện việc "can đảm giương cờ trắng và đàm phán", nghĩa là ngừng chiến để đàm phán chứ không phải đầu hàng;

2- Ngài chủ trương dám đàm phán để cứu được biết bao mạng sống quí giá của con người là một hành động can đảm,

    một hành động thắng vượt được cảm giác nhục nhã cho mình là yếu thế trước đối phương nhưng thực tế lại đi đến chỗ tự diệt.

Nếu các chính trị gia Ukraine nói riêng và NATO nói chung thấy rằng tình hình chiến nan ở Ukraine chưa đến nỗi nào thì cứ việc dũng cảm chiến đấu... ngài không cản;

nhưng đừng cho đến khi cảm thấy không thể được nữa dù muốn hay chăng cũng phải đàm phán thì bấy giờ đàm phán là một nhục nhã!

Chính Ukraine đã từng tỏ ra anh dũng chiến đấu cho đến cùng, cho đến khi không thể giữ nổi nữa ở một chiến khu nào đó, mới chịu đầu hàng như ở Mariupol năm 2022,

hay ở Bakhmut vào cuối tháng 5/2023 và Avdeevka vào đầu tháng 3/2024 vừa qua, vì họ chấp nhận tử thủ và tử chiến với giá phải trả là thà mình chết ít mà địch chết nhiều.

Thế nhưng, nếu chiến dịch và chiến thuật thí mạng sống con người như thí con mồi như thế là một chiến lược tuyệt chiêu ở trong thế thủ..., 

thì tại sao Ukraine lại phải tiếp tục thay thế thành phần chỉ huy từ cấp cao nhất, đang lúc lực lượng chiến đấu của họ càng bị thiếu hụt?

Theo tình hình thì khó có thể đàm phán giữa 2 bên vào lúc này, bởi hai phe Nga và Ukraine đều đòi hỏi những điều kiện bất khả chấp để có thể chấp nhận thỏa hiệp chung:

Nga thì muốn Ukraine phải nhượng 1/6 phần đất của mình đã bị Nga chiếm, còn Ukraine thì nhất định lấy lại tất cả những nơi bị Nga chiếm kể cả bán Đảo Crimea từ 2014.

Do đó, chiến nạn cứ vẫn tiếp tục để tạo ưu thế tối đa bao nhiêu có thể cho đến khi đàm phán là điều kiện bất khả tránh của bên sắp giơ tay đầu hàng hơn là giương cờ trắng đình chiến. 

Lúc bấy giờ đàm phán không còn là một hành động can đảm nữa mà là một nhượng bộ nhục nhã, trong khi đó Nga sử dụng nguyên tử còn hơn thua Ukraine yếu thế hơn mình!

Putin: Nga sẵn sàng cho chiến tranh hạt nhân 

Vậy còn cơ hội cho một giải pháp ngoại giao?”, vấn đề được báo “Corriere della Sera-Người đưa tin chiều” của Ý, được công bố vào ngày 12/3, 

đã đặt ra với ĐHY Quốc Vụ Khanh Parolin, vị đã trả lời như thế này:

Đây là những quyết định phụ thuộc vào ý chí con người nên luôn có khả năng đạt được giải pháp ngoại giao

Cuộc chiến chống Ucraina không phải là hậu quả của một thảm họa thiên nhiên không thể kiểm soát nhưng là do tự do của con người

và chính ý muốn con người vốn đã gây ra thảm kịch này cũng có khả năng và trách nhiệm thực hiện các bước để chấm dứt nó và mở đường cho một giải pháp ngoại giao”.

Với tâm tình hiệp thông cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cho những chính trị gia "hiếu chiến" về cả truyền thông, và cho Ukraine, 

chúng ta tiếp tục theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thế trong thời khoảng 3 ngày qua ở những đường links kết nối tùy nghi sau đây:

bé tĩnh


GIÁO HỘI

Tiếp kiến chung thứ Tư 13/3/2024: Chúng ta có thể có được nhân đức nhờ ân sủng của Thiên Chúa

Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô

Đức Thánh Cha: Giáo hội phải xoá bỏ những tình huống bảo vệ người lạm dụng

Đức Thánh Cha: Trong chiến tranh, không xấu hổ khi đàm phán

Đức Thánh Cha giải thích tại sao Giáo hoàng lại mặc áo màu trắng

Đức Thánh Cha: Trong chiến tranh, không xấu hổ khi đàm phán

Đức Thánh Cha Phanxicô và lý thuyết về giống (gender theory)

Nam Sudan: Từng bước một, những phụ nữ của Tin Mừng dệt nên hòa bình

Chứng tá muối cho đời của chính trị gia Công giáo Anthony Naveed ở Pakistan

Sáng kiến đưa các tín hữu trở lại nhà thờ của các Giám mục Hoa Kỳ

Cuộc sống đầy cảm hứng của bác sĩ Marie Guarda Coicou người Haiti

Các Giám mục Pháp lên án dự luật chấm dứt sự sống

Các lãnh đạo Giáo hội Nigeria lên án vụ bắt cóc gần 300 học sinh ở Kuriga

Vatican cho phép Giáo hội Philippines bắt đầu tiến trình phong chân phước cho thiếu

Đạo giáo và Kitô giáo tổ chức sự kiện đối thoại ở Hồng Kông

Chủ tịch HĐGM Haiti cảnh báo đất nước đang trên bờ vực nội chiến

Giáo hội Malaysia chuẩn bị đón nhận hơn 1.700 người lớn gia nhập đạo

Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến

Giáo hội Chính thống Copte Ai Cập tuyên bố ngưng đối thoại thần học với Công giáo

95 năm kể từ khi những nữ học giả đầu tiên đến làm việc tại Vatican

Ngoại trưởng Toà Thánh thăm Jordan và trung tâm viện trợ Gaza


HIỆN THẾ

Hàng nghìn người Slovakia tuần hành ủng hộ Ukraine

Trung Quốc thủ lợi từ chiến tranh Ukraina

Ukraina : Cuộc chiến trên không với Nga bắt đầu ngang sức

Lực lượng vừa tràn qua biên giới Nga bằng xe tăng là ai?

Nhóm đột kích thân Ukraine tuyên bố kế hoạch tiến quân vào Moscow

Tổng thống Putin nêu điều kiện chấm dứt xung đột với Ukraine

Những lần Giáo hoàng Francis gây tranh cãi về chiến sự Ukraine

Tình báo Mỹ nói cục diện chiến trường Ukraine 'đang có lợi cho Nga'

Dân Nepal, tình nguyện và bị lừa, tới Ukraine chiến đấu cho Nga

Hamas có thể đã chấp thuận kế hoạch ngừng bắn do Mỹ đề xuất

Israel tiếp tục dọa xóa sổ Hamas 

Chiến tranh tiếp diễn tại Gaza trong lúc người Hồi giáo bước vào kỳ Ramadan

Gaza : Nhiều băng đảng cướp hàng viện trợ của quốc tế

Phương Tây tháo chạy khỏi Haiti vì tràn ngập bạo lực băng đảng

Nghị Viện Châu Âu thông qua đạo luật Trí tuệ nhân tạo đầu tiên của thế giới

Việt Nam phê duyệt công ước về công đoàn độc lập vào tháng 10 để tránh rắc rối với EU?

Mỹ lên tiếng về việc Việt Nam định danh 2 tổ chức người Thượng là ‘khủng bố’

Nhiều hãng Mỹ đến Việt Nam tìm cách bán thiết bị cho công an

Chợ Lớn thời phồn thịnh nay còn đâu!

Dân biểu Mỹ kêu gọi đưa Việt Nam vào danh sách ‘cần quan tâm đặc biệt’ về tự do tôn giáo

Bầu trời Hà Nội xuất hiện ‘2 mặt trời,” cộng đồng mạng nghi ‘có điềm báo xấu’


Tiếp kiến chung thứ Tư 13/3/2024: Chúng ta có thể có được nhân đức nhờ ân sủng của Thiên Chúa

Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 13/3/2024, Đức Thánh Cha đã nói tổng quát về nhân đức. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng “nhân đức là một khuynh hướng thường xuyên và kiên định để làm điều tốt” (số 1803). Đức Thánh Cha nói rằng sự trợ giúp đầu tiên mà chúng ta nhận được để thực hiện nhân đức chính là ân sủng của Thiên Chúa, ân sủng tác động trong chúng ta qua Chúa Thánh Thần.

Vatican News 

Đức Thánh Cha giải thích rằng sự kiên định và sẵn sàng làm điều tốt là đặc tính của nhân đức để hành động của chúng ta không tùy tiện và ngẫu hứng, nhưng là kết quả của việc luyện tập và rèn luyện đòi hỏi nỗ lực và hy sinh, để những khuynh hướng này trở thành một thói quen. Có thể nói nhân đức là một sự thiện được sinh ra từ sự trưởng thành chậm rãi của con người cho đến khi nó trở thành một trong những đặc tính nội tâm của họ. 

Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu xin Chúa ban ơn khôn ngoan để học biết thánh ý của Chúa và để thánh ý Chúa định hình mọi quyết định của chúng ta khi chúng ta cố gắng làm cho cuộc sống của mình phù hợp hơn bao giờ hết với kế hoạch đầy ân sủng và yêu thương của Người dành cho gia đình nhân loại của chúng ta.

Sau khi Đức Thánh Cha làm Dấu Thánh Giá và chào cộng đoàn, mọi người cùng nghe đoạn thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Philipphê (4,8-9):

Ngoài ra, thưa anh em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý. Những gì anh em đã học hỏi, đã lãnh nhận, đã nghe, đã thấy ở nơi tôi, thì hãy đem ra thực hành, và Thiên Chúa là nguồn bình an sẽ ở với anh em.

Do Đức Thánh Cha vẫn còn bị cảm nên Cha Pierluigi Giroli đã đọc bài giáo lý thay ngài.

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Sau khi kết thúc phần tổng quan về các thói xấu, giờ đây là lúc chúng ta hướng ánh nhìn của chúng ta vào bức tranh đối xứng, đối lập với kinh nghiệm về sự ác. Trái tim con người có thể chiều theo những đam mê xấu xa, có thể lắng nghe những cám dỗ có hại được ngụy trang dưới lớp vỏ thuyết phục, nhưng nó cũng có thể chống lại tất cả những điều này. Dù điều này có khó khăn đến đâu, con người được tạo ra vì điều tốt lành, điều thực sự làm cho họ được viên mãn, và họ cũng có thể thực hành nghệ thuật này, và giúp cho một số khuynh hướng trở nên bền vững trong con người họ. Việc suy tư về khả năng tuyệt vời này của chúng ta tạo thành một chương cổ điển của triết học đạo đức: chương về các nhân đức.

Các triết gia La Mã gọi nhân đức là virtus, các triết gia Hy Lạp gọi nó là aretè. Thuật ngữ Latinh nhấn mạnh trên hết rằng người nhân đức là người mạnh mẽ, can đảm, có khả năng kỷ luật và khổ hạnh tiết độ; do đó việc thực hành các nhân đức là kết quả của một quá trình nảy mầm lâu dài, đòi hỏi nỗ lực và thậm chí cả đau khổ. Trong khi đó, từ ngữ Hy Lạp, aretè, chỉ một điều gì đó vượt trội, một điều gì đó nổi bật, khơi dậy sự ngưỡng mộ. Vì vậy, người nhân đức là người không bị hư hỏng bởi sự sai trái, nhưng trung thành với ơn gọi của mình và nhận thức đầy đủ về chính mình.

Tái khám phá và thực hành nhân đức

Chúng ta sẽ sai lầm nếu nghĩ rằng các vị thánh là trường hợp ngoại lệ của nhân loại: một nhóm chỉ gồm những nhà vô địch sống vượt trên những giới hạn của loài người chúng ta. Ngược lại, theo quan điểm về các nhân đức mà chúng ta vừa giới thiệu, các vị thánh là những người trở thành chính mình một cách trọn vẹn, hoàn thành ơn gọi dành cho mỗi người. Thật là một thế giới hạnh phúc nếu trong đó công lý, sự tôn trọng, lòng nhân từ đối với nhau, tinh thần rộng mở, hy vọng là những điều bình thường được chia sẻ chứ không phải là một điều bất thường hiếm có! Đây là lý do tại sao chương về hành động nhân đức, trong thời kỳ đầy bi kịch này của chúng ta khi chúng ta thường phải đối mặt với những điều tồi tệ nhất của nhân loại, nên được mọi người khám phá lại và thực hành. Trong một thế giới bị biến dạng, chúng ta phải nhớ đến hình dáng mà chúng ta đã được tạo nên, hình ảnh của Thiên Chúa đã in sâu trong chúng ta mãi mãi.

Nhân đức là thói quen chọn điều đúng đắn

Nhưng chúng ta có thể định nghĩa khái niệm nhân đức như thế nào? Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đưa ra cho chúng ta một định nghĩa chính xác và súc tích: “Nhân đức là một khuynh hướng thường xuyên và kiên trì để làm điều thiện” (số 1803). Do đó, nó không phải là một sự thiện đột xuất và có phần ngẫu nhiên, thỉnh thoảng từ trên trời rơi xuống. Lịch sử cho chúng ta biết rằng ngay cả những tội phạm, trong một khoảnh khắc tâm hồn trong sáng, cũng đã làm được việc tốt; chắc chắn những hành động này đã được viết trong “cuốn sách của Chúa”, nhưng nhân đức lại là một điều khác. Đó là một điều thiện phát sinh từ sự trưởng thành chậm rãi của con người cho đến khi nó trở thành một đặc tính nội tâm. Nhân đức là thói quen của sự tự do. Nếu chúng ta tự do trong mọi hành động và mỗi khi được kêu gọi lựa chọn giữa điều thiện và sự ác thì chính nhân đức là điều giúp chúng ta có thói quen hướng tới sự lựa chọn đúng đắn.

Ơn Chúa trợ giúp chúng ta đạt được nhân đức

Nếu nhân đức là một món quà tốt đẹp như vậy, một câu hỏi ngay lập tức nảy sinh: làm thế nào để có thể có được nhân đức? Câu trả lời cho câu hỏi này không đơn giản, nhưng phức tạp.

Đối với người Kitô hữu, sự trợ giúp đầu tiên là ân sủng của Thiên Chúa. Thực tế là Chúa Thánh Thần tác động trong chúng ta, những người đã được rửa tội. Người hoạt động trong tâm hồn chúng ta để hướng dẫn tâm hồn chúng ta đến một đời sống nhân đức. Biết bao Kitô hữu đã đạt được sự thánh thiện qua nước mắt, nhận ra rằng họ không thể khắc phục được một số điểm yếu của mình! Nhưng họ đã cảm nghiệm rằng Thiên Chúa đã hoàn thành công việc tốt đẹp đó, điều mà họ không thể hiểu rõ. Ơn Chúa luôn đi trước sự dấn thân đạo đức của chúng ta.

Xin ơn khôn ngoan

Hơn nữa, chúng ta không bao giờ được quên bài học rất phong phú từ sự khôn ngoan của người xưa; bài học đó dạy chúng ta rằng nhân đức phát triển và có thể được trau dồi. Và để điều này xảy ra, ơn đầu tiên mà chúng ta cần phải cầu xin Chúa Thánh Thần chính là sự khôn ngoan. Con người không phải là một lãnh thổ tự do để chinh phục những thú vui, cảm xúc, bản năng, đam mê mà không thể làm bất cứ điều gì để chống lại những thế lực này, đôi khi hỗn loạn, đang ngự trị trong họ. Món quà vô giá mà chúng ta sở hữu đó là tâm trí cởi mở, đó là sự khôn ngoan biết học hỏi từ những sai lầm để hướng dẫn cuộc sống cách tốt đẹp. Sau đó, chúng ta cần có thiện chí: khả năng lựa chọn điều tốt, rèn luyện bản thân bằng cách thực hành khổ hạnh, tránh xa những điều thái quá.

Anh chị em thân mến, đây là cách chúng ta bắt đầu hành trình nhân đức, trong vũ trụ thanh bình này, một vũ trụ có vẻ đầy thử thách nhưng lại có tính quyết định đối với hạnh phúc của chúng ta.

Sau các lời chào các nhóm tín hữu thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau, Đức Thánh Cha cùng cộng đoàn hát kinh Lạy Cha bằng tiếng Latinh và sau đó ngài ban phép lành cho tất cả mọi người.